0236.3747678

Đại học Duy Tân

Ngành công nghệ thông tin “khát” nhân lực, tuyển gần 1.000 sinh viên

(GDVN) - Nhiều công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu đã bày tỏ mong muốn tuyển dụng được sinh viên ngành công nghệ thông ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngày 11/5, Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức “ngày hội việc làm công nghệ thông tin 2019” cho sinh viên theo học chuyên ngành này với sự tham gia của các doanh nghiệp về công nghệ.

Sinh viên tham gia ngày hội việc làm tại Đại học Duy Tân. Ảnh: AN

Tham dự ngày hội việc làm công nghệ thông tin lần thứ 1- 2019 có sự tham gia của  21 đơn vị, doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm… đang hoạt động ở khu vực miền Trung, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tuyển dụng gần 1.000 vị trí việc làm.

Các doanh nghiệp đã tổ chức các gian hàng để giới thiệu về công ty cũng như sản phẩm công nghệ để sinh viên dễ dàng tiếp cận, chọn lựa cơ hội làm việc.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên luôn là lĩnh vực được quan tâm ở nhiều trường Đại học.

Trước cơ hội trở thành công dân toàn cầu, em phải làm gì?

Và trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam luôn là vấn đề nóng do ngày càng có nhiều tập đoàn, công ty công nghệ đa quốc gia đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ, năm 2019 này, có nhiều doanh nghiệp đang “khát” nguồn lực, nhân lực công nghệ thông tin.

Cụ thể, có tới 53,6% trong 69 công ty IT tại Việt Nam cần thêm 10-30% nhân sự; Nhu cầu tuyển dụng thêm lên đến 30-50%. 87% doanh nghiệp muốn tuyển dụng hơn 50% lập trình viên…

Còn theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung về nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam cho thấy, trong năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin. 

Tập trung vào các lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo, lưu trữ đám mây, thực tế ảo, thực tế tăng cường và công nghệ Blockchain…

Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm internet vạn vật, thương mại điện tử, quy trình kinh doanh và gia công phần mềm công nghệ thông tin… cũng được quan tâm.

“Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà trường đã chủ trương xây dựng ngành công nghệ thông tin trở thành ngành đào tạo mũi nhọn của trường.

Bên cạnh xây dựng đội ngũ giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhà trường đã hợp tác với Đại học Carnegie Mellon, một trong 4 Đại học hàng đầu về công nghệ thông tin ở Mỹ;

Để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin và nn ninh mạng…”, đại diện nhà trường cho hay.

AN NGUYÊN