Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn phòng, chống Covid-19 tại Trường Đại học Duy Tân
Thực hiện Công
văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về
việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục; Công văn
số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19
tại các cơ quan, đơn vị;
Để đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh
COVID-19, thích
ứng an toàn với tình hình dịch COVID -19. Ban Giám hiệu Trường Đại học Duy Tân hướng dẫn “Vệ sinh, khử khuẩn phòng, chống COVID-19” tại Trường Đại học Duy Tân, như
sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
- Vệ sinh, khử khuẩn phải được làm
định kỳ, thường xuyên. Đặc biệt phải làm sớm khi phát hiện có ca nghi nhiễm
bệnh.
- Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật
dụng trước khi tiến hành khử khuẩn.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh
lây nhiễm chéo cho những người tham gia khử khuẩn và xử lý môi trường.
II. VỆ SINH KHỬ KHUẨN ĐỊNH KỲ
1. Nguyên tắc chung
- Vệ sinh, khử khuẩn bằng chất tẩy
rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn, dung dịch xà phòng,
nước lau sàn nhà; hoặc pha dung dịch Javen (chất tẩy rửa gia dụng chứa khoảng
5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để
thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% Clo hoạt
tính sau khi pha, hoặc sử dụng cồn 70%.
- Chỉ pha dung dịch khử khuẩn đủ dùng
trong buổi hoặc trong ngày. Dùng cồn (alcool) 70% để lau bề mặt các thiết bị
điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ, trước khi lau phải tắt
nguồn điện. Thời gian cách ly (tạm dừng sử dụng) sau khi khử khuẩn ít nhất 30
phút.
- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau
rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi
khử khuẩn. Lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài
- Người làm khử khuẩn phải sử dụng
khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ
sinh, khử khuẩn.
2. Các vị trí khử khuẩn bao gồm
- Vị trí làm việc, phòng làm việc,
phòng họp, giảng đường, thư viện, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu
vực dùng chung khác...
- Khu vực liền kề xung quanh: Tường
bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy,
ghế chờ, sảnh chờ,...
- Phương tiện chuyên chở người lao
động.
3. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi
làm việc
- Đối với nền nhà/phòng, tường, bàn
ghế, các đồ vật trong phòng, …, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01
lần/ngày.
- Đối với các vị trí tiếp xúc thường
xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy,
công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, máy
bán nước uống tự động: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
- Tại khu vực công cộng như máy bán
nước uống tự động, bình nước uống công cộng phải bố trí dung dịch sát khuẩn tay
để người lao động, người học và khách sát khuẩn tay trước khi sử dụng.
- Đối với khu vệ sinh chung: Vệ sinh
khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.
- Tăng cường thông gió hoặc mở cửa ra
vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác đối với các phòng,
các sảnh kín. Hạn chế sử dụng điều hòa không khí.
4. Cách pha 1 số dung dịch thông dụng trên thị trường hiện nay
Hầu hết các hóa chất khử khuẩn thông thường trên trên bao bì đều
đã có in hướng dẫn cách pha dung dịch khử khuẩn. Sau đây là cách tính số lượng
hóa chất để pha 10 lít dung dịch khử khuẩn thường dùng hiện nay:
- Pha
10 lít dung dịch Javen 0,5% (Natri hypocloride) cần có 100
ml nước Javen 5%
- Pha 10 lít
dung dịch Cloramin B có nồng độ 0,05% clo hoạt tính từ bột cloramin B 25% clo
hoạt tính, cần có: (0,05 x 10 / 25) x 1000 = 20 gam.
- Pha 10 lít
dung dịch Cloramin B có nồng độ 0,1% clo hoạt tính từ bột cloramin B 25% clo
hoạt tính, cần có: (0,1 x 10 / 25) x 1000 = 40 gam.
- Pha
10 lít dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính 0,05% từ bột canxi hypocloride
70% clo hoạt tính, cần có: (0,05 x 10 / 70 ) x 1000 = 7,2 gam.
- Pha
10 lít dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính 0,05% từ bột natri
dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần có: (0,05 x 10 / 60) x 1000 = 8,4 gam.
II. VỆ SINH, KHỬ KHUẨN KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI
NGỜ MẮC, F0, F1, F2
- Khi có trường hợp F0 thì thực hiện vệ sinh,
khử khuẩn môi trường theo qui định tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 về
việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực, và phụ lục 4 quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/07/2021 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống
Covid-19. (có CV 1560/BYT-MT và phụ lục 4 QĐ 3638/QĐ-BYT đính kèm)
- Khi có trường hợp nghi ngờ, F1, F2 tại đơn vị
thì thực hiện vệ sinh, khử khuẩn như hướng dẫn tại phần 1 phụ
lục này ngay sau khi chuyển cách ly y tế các trường hợp nghi ngờ, F1, F2.
III.
QUẢN LÝ CHẤT THẢI KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ MẮC, F0, F1, F2
Thực hiện quản lý chất thải khi có trường hợp
nghi ngờ mắc, F0, F1, F2 theo qui định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày
05/8/2020 về việc ban hành Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng,
chống dịch Covid-19 và Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 về việc hướng dẫn
tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng
đồng. (Có QĐ 3455/QĐ-BCĐQG đính kèm)
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Văn
phòng Trường và các đơn vị thuộc Trường đại học Duy Tân triển khai, giám sát
thực hiện hướng dẫn này. Trong quá trình triển khai thưc hiện nếu có vướng mắc
thì phản ánh về Văn phòng Trường để tổng hợp báo cáo Ban Giám hiệu kịp thời chỉ
đạo giải quyết.
Files đính kèm
Tin tức khác:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT, phòng chống ma túy, bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên năm học 2024-2025
- Tuyển sinh đi học tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2024
- Nâng cao công tác quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Kết luận của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng tại Hội nghị công tác thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học
- Thông báo Tuyển sinh đi học tại Ma-rốc năm 2024