Hướng dẫn triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 (Số 281/HD-SGDĐT ngày 17/03/2021 của Sở GDĐT)
Thực hiện Kế hoạch số 1374/KH-BGDĐT ngày 02/11/2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong
quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 (sau đây
gọi tắt là Phong trào thi đua) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các
đơn vị, trường học thực hiện một số nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục mở, xanh, sạch, đẹp, thân thiện,
an toàn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng đổi mới công tác quản lý
giáo dục và quản trị nhà trường; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội
ngũ nhà giáo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khơi dậy tinh thần
chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện,
khởi nghiệp.
b) Kịp thời phát hiện, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô
hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong quản lý, giảng dạy và học tập, từ đó nhân
rộng, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong từng cơ quan quản lý giáo dục và nhà
trường.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
b) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các cơ sở giáo
dục, cơ quan quản lý giáo dục các cấp với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua
thiết thực, phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo và tổ
chức thực hiện Phong trào thi đua, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện; kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để bồi dưỡng, nhân
rộng và tôn vinh.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Đối tượng
a) Tập thể
Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các
trung tâm giáo dục thường xuyên, các đơn vị thuộc Sở; các trường đại học tư
thục trên địa bàn thành phố.
b) Cá nhân
Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh
viên, học viên ngành giáo dục và đào tạo thành phố.
2. Nội dung thi đua
a) Đối với tập thể
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, trong
đó các tiêu chí thi đua phải gắn với 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải
pháp cơ bản của ngành Giáo dục, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) và các nhiệm vụ chính trị của
địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Các đơn vị, trường học phải là nơi kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà
giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên có môi trường sư phạm thuận lợi nhất, phát
huy tối đa khả năng, phẩm chất và năng lực cá nhân; tích cực, chủ động đổi mới
nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận
năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề
nghiệp và hiểu biết xã hội; tăng cường gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục
đại học trong việc tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, thực
tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, tạo động
lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị tại mỗi đơn vị; quan tâm khen
thưởng các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện khó khăn; chú trọng phát hiện, lựa chọn và xây dựng các
gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua; tăng cường thời lượng để
truyền thông về các phong trào thi đua, tấm gương người tốt, việc tốt trên các
chuyên trang, chuyên mục, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong công tác quản
lý, giảng dạy và học tập trong toàn ngành và xã hội.
b) Đối với cá nhân
- Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên trong ngành
phải là tấm gương về đạo đức, tự học tập, rèn luyện; có nhiều giải pháp đổi mới,
sáng tạo trong quản lý, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng
cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao.
- Học sinh, sinh viên, học viên có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo vượt
khó vươn lên trong học tập, rèn luyện và khởi nghiệp; có kỷ luật, kỷ cương, ý
thức trách nhiệm công dân, xã hội; có hành vi, nghĩa cử cao đẹp khi gặp các
trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trong cuộc sống; tích cực tham gia các
hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng.
III. TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN XÉT KHEN
THƯỞNG
1. Tiêu chuẩn đánh giá
a) Đối với tập thể
Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua thiết thực, đạt hiệu quả cao; kiến
tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh
viên, học viên có môi trường sư phạm thuận lợi, phát huy tối đa phẩm chất, năng
lực cá nhân; khuyến khích được nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia
Phong trào thi đua.
b) Đối với cá nhân
- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập thể do cá nhân lãnh
đạo, quản lý phải có Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhiều giải pháp
đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các
hoạt động giáo dục, được tập thể ghi nhận; đoàn kết, dân chủ, gương mẫu trong
thực hiện nhiệm vụ.
- Giảng viên, giáo viên: có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có nhiều giải pháp
đổi mới, sáng tạo trong việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa
học; tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ, được tập thể ghi nhận.
- Nhân viên: có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có giải pháp đổi mới, sáng tạo
trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, được tập thể ghi
nhận.
- Học sinh, sinh viên, học viên: đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn
luyện, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, khởi nghiệp; đoạt giải cao trong các kỳ
thi quốc gia hoặc quốc tế; có sáng kiến trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;
vượt khó, vươn lên học giỏi; có hành động mưu trí, dũng cảm, hành vi, nghĩa cử
cao đẹp; tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng
đồng được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận.
2. Hình thức và thời gian xét khen thưởng
a) Khen thưởng hằng năm: kết thúc năm học các đơn vị, trường học đánh
giá, lựa chọn các tập thể, cá nhân có nhiều đổi mới, sáng tạo trong quản lý,
giảng dạy và học tập, đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện
Phong trào thi đua để đề nghị Bộ GDĐT xét, khen thưởng theo quy định.
b) Bộ GDĐT sẽ tổ chức sơ kết Phong trào thi đua vào dịp 20/11/2023 và
tổng kết Phong trào thi đua lồng ghép trong Đại hội thi đua yêu nước ngành
Giáo dục lần thứ VIII, năm 2025.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các trường, trung tâm thuộc Sở triển khai tổ chức việc thực hiện Phong
trào thi đua tại đơn vị; thẩm định hồ sơ, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân
đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện Phong trào thi đua gửi về
Sở để tổng hợp đề nghị Bộ GDĐT khen thưởng.
2. Các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện tổ chức hướng dẫn các
trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn triển khai thực hiện
Phong trào thi đua; tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng
Sở) về kết quả thực hiện Phong trào thi đua; lựa chọn các tập thể, cá nhân tiêu
biểu xuất sắc để đề nghị khen thưởng hằng năm vào dịp tổng kết năm học.
3. Giao Văn phòng Sở kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, trường học trong việc
triển khai thực hiện Phong trào thi đua; tổ chức đánh giá, thẩm định (có minh
chứng, sản phẩm) để đề xuất các cấp khen thưởng.
Trên đây là Hướng dẫn thực hiện Phong trào thi đua yêu cầu các đơn vị,
trường học triển khai thực hiện, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở (qua Văn phòng
Sở) hoặc qua địa chỉ mail: lamnt11@danang.gov.vn để được hướng dẫn, phối
hợp xử lí./.
Files đính kèm
Tin tức khác:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT, phòng chống ma túy, bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên năm học 2024-2025
- Tham gia Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VI "SV_STARTUP"
- Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin trong dịp Lễ 30/4 và 01/5
- Kết luận của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn tại Hội nghị công tác tuyển sinh 2024
- Kế hoạch Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục