0236.3747678

Đại học Duy Tân

Chương trình "Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030" của ngành Giáo dục thành phố

 

Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2022 của UBND thành phố triển khai thực hiện Chương trình "Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I.    MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.    Tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lí tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kĩ năng sống, kĩ năng nghề nghiệp, tay nghề cao.

2.   Khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

3. Tổ chức giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

4.  Triển khai các hoạt động giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng g n với nhiệm vụ nâng cao ch t lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, thực hiện mục tiêu chung phát triển toàn diện con người Việt Nam.

II.   NỘI DUNG, CHỈ TIÊU

1.    Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)   Hằng năm, ph n đ u 100% thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh, học viên, sinh viên được học tập và tham gia vào các hoạt động do cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b)  Hằng năm, ph n đ u 100% thanh niên học sinh, học viên, sinh viên được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phổ biến kiến thức pháp luật, kĩ năng sống và kĩ năng mềm.

c)   Hằng năm, ph n đ u 100% thanh niên học sinh, học viên, sinh viên và  ít nh t 80% thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường.

d)  Hằng năm, ph n đ u giới thiệu trên 300 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó ít nh t 140 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng (bao gồm cả cán bộ,  giáo viên, giảng viên, học sinh, học viên, sinh viên).

2.   Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)  Hằng năm, ph n đ u 100% thanh niên học sinh, học viên, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

b) Ph n đ u hằng năm, 30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên học sinh, học viên, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.

c)    Ph n đ u 100% thanh niên học sinh, học viên, sinh viên hưởng ứng, xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; kh c phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

d)   Ph n đ u đến năm 2025, đạt 25% thanh niên học sinh, học viên, sinh viên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa  học phục vụ sản xu t và đời sống; 25% công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì; 20% thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ; ph n đ u đến năm 2030 đạt 30%, 30% và 25% các chỉ tiêu tương ứng.

III.   NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1.    Đa dạng hoá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)     Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống bảo đảm phù hợp  với từng nhóm đối  tượng; liên thông giữa các   c p học, trình độ đào tạo; đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục truyền thống lịch s , văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

-     Đối với giáo dục mầm non: tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức về bản thân; khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm, cảm xúc với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển kĩ năng sống, kĩ năng xã hội (chăm ngoan, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, mạnh dạn, tự tin, tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia s , thực hiện quy t c, quy định trong sinh hoạt ở trường, lớp mầm non, gia đình và nơi công cộng, quan tâm đến bảo vệ môi trường, …) để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền tảng cho việc học tập, rèn luyện ở các c p học tiếp theo.

-      Đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên: thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân trong chương trình theo quy định; triển khai hiệu quả các nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến trong các môn học (Tiếng Việt, Ngữ văn, ịch s …), các hoạt động giáo dục trong đó tập trung vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kĩ năng sống, giá trị sống trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

-      Đối với giáo dục đại học: thực hiện chương trình, giáo trình các môn lí luận chính trị, bồi dư ng cho sinh viên lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; kĩ năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức; làm chủ khoa học và công nghệ; có tinh thần lập nghiệp; có ý thức phục vụ nhân dân, ph n đ u trở thành công dân học tập trong nền kinh tế số, xã hội số.

b)  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao ch t lượng môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn lí luận chính trị và hiệu quả hoạt động giáo dục theo nguyên lí học đi đôi với hành, lí luận g n liền với thực tiễn; phát huy tính tích cực, niềm say mê; khơi dậy ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến ở mỗi học sinh, học viên, sinh viên.

c)     Vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho học sinh, học viên, sinh viên linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với sự phát triển về thể ch t, trí tuệ, tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng của người học. Tổ chức hiệu quả tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; diễn đàn, câu lạc bộ sở thích, tài năng, các phong trào thi đua trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học.

2.     Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến

a)                        Đổi mới nội dung tuyên truyền: tập trung tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa Mác - ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; giáo dục cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích của cộng đồng, xã hội; ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


 

b)                        Phát huy hiệu quả các hình thức và phương tiện tuyên truyền: phát hiện, bồi dư ng, tuyên dương và nhân rộng hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến trong giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, học viên, sinh viên; tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua, cuộc thi, hội thi, tọa đàm trực tiếp và trực tuyến bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Quản lí nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền.

c)                        Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức trại hè, học tập, giao lưu tại thành phố cho thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài để giáo dục truyền thống lịch s , văn hoá dân tộc, tình cảm yêu quê hương, đ t nước; tạo cơ hội để các thế hệ thanh niên kiều bào về với cội nguồn, tri ân, trải nghiệm và cống hiến cho thành phố, cho Tổ quốc.

3.    Tổ chức hiệu quả các phong trào hành động của Đoàn, Hội, Đội trong và ngoài nhà trường để giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)   Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội iên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương phát động; tổ chức thực hiện các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, công trình, phần việc thanh niên bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị, trường học theo quy hoạt động của Đoàn.

b)    Nâng cao ch t lượng tổ chức hoạt động Đoàn, Hội, Đội; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

c)     Nghiên cứu, rà soát và đổi mới nội dung, hình thức rèn luyện đội viên, đoàn viên trong và ngoài nhà trường; phát huy tính tiên phong, năng động sáng tạo, tinh thần cống hiến và ý thức trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

d)     Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng theo kế hoạch.

4. Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lí và giáo dục năng sống, giá tr sống, văn hoá ứng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)    Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư v n tâm lí, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên khác thực hiện công tác tư v n tâm lí, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, văn hoá ứng x cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong trường học.

b)   Phối hợp với các chuyên gia, các trung tâm tư v n tâm lí trong hoạt động hỗ trợ, v n về các v n đề hội, v n tâm học đường, giáo dục kĩ năng phòng, chống các bệnh về học đường, tệ nạn xã hội và các kĩ năng cần  thiết cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

c)   Chú trọng tư v n tâm lí về v n đề dân tộc, giới tính, lứa tuổi, học tập, mối quan hệ xã hội, hướng nghiệp cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tham     v n tâm lí với những trường hợp khó khăn, cần sự trợ giúp can thiệp.

d)    Kết hợp tư v n, tham v n trực tiếp và thiết lập đường dây nóng, chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn, hòm thư, mạng xã hội để tiếp nhận thông tin và tư v n tâm lí cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

đ) Triển khai hiệu quả chương trình sức kho học đường nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể ch t, tinh thần cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

5.  Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa trường học - gia đình - ã hội

a)  Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng:

-  Chủ động phối hợp với nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

-  Thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất, góp phần hướng dẫn, quản lí con em học tập, rèn luyện;

-    Phối hợp với chính quyền địa phương các c p, các ngành và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ, giúp đ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng chậm tiến.

b)    Xây dựng môi trường trường học dân chủ, lành mạnh, thân thiện:

-   Nâng cao hiệu quả thực hiện quy t c ứng x văn hóa trong các trường học;

-   Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lí, giảng dạy và học tập”, “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một t m gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong các c p học;

-   Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên, thiếu niên, nhi đồng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và kh ng định năng lực của bản thân;

-     Các trường đại học ngoài công lập, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở có bộ phận tư v n và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư v n tâm lí, hướng nghiệp.

6.    Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các cơ sở giáo dục, tổ chức Đoàn, Hội, Đội

a)  Tổ chức bồi dư ng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy môn học Đạo đức, Giáo dục


 

công dân, các môn lí luận chính trị, giáo viên làm công tác tư v n tâm lí, tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác Đoàn, Hội, Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường học.

b)   Bồi dư ng, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ phụ trách công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Hội, Đội.

c)   Đề cao vai trò nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; nâng cao phẩm ch t đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp  vụ và tạo động lực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong việc giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

7.   Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)  Khai thác hiệu quả các trang thông tin điện t , ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước thực hiện chuyển đổi số trong công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

b)  Khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên trong các cơ sở giáo dục xây dựng, phổ biến tin, bài, bài giảng về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trên diễn đàn, trang thông tin điện t , mạng xã hội, nhóm xã hội.

c) Phổ biến, giáo dục, nâng cao năng lực khai thác, s dụng công nghệ thông tin và thiết bị thông minh cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; phòng, chống tác hại, bảo vệ sự an toàn của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng.

d)    Ứng dụng các phần mềm, công cụ trên không gian mạng (máy tính, điện thoại thông minh) trong khảo sát, n m b t tình hình, định hướng dư luận thanh niên; đ u tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên các diễn đàn mạng, trang thông tin điện t .

8.     Rà soát, đề uất, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc thực hiện chương trình giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)     Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc thực hiện chương trình giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, văn hoá ứng x cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

b)  Nghiên cứu, đề xu t điều chỉnh, bổ sung tiêu chí đánh giá việc rèn luyện lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của học sinh, học viên, sinh viên.

c)   Rà soát, bổ sung các văn bản quy định, quy chế về công tác phối hợp trường học - gia đình - xã hội trong giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

d)  Nghiên cứu, đề xu t chính sách hỗ trợ đội ngũ làm công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; chính sách khuyến khích, ghi nhận, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các nguồn lực để triển khai hoạt động giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

9.   Bảo đảm các thiết chế và điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất đáp ứng nhiệm vụ giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng

a)    Xây dựng chuyên trang tuyên truyền trên cổng thông tin của ngành Giáo dục, các đơn vị, trường học về nội dung giáo dục tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

b)    Nâng cao hiệu quả s dụng sân chơi, các công trình văn hóa, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại đơn vị, trường học. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiện có; xã hội hóa các nguồn lực để nâng  c p cơ sở vật ch t phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

c)  Củng cố, nâng cao vai trò và tính hiệu quả của phòng truyền thống, thư viện trường học, các thiết chế, công trình văn hoá, lịch s trong việc giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

10.    Nâng cao hiệu quả công tác quản lí, kiểm tra, giám sát

a)    Đổi mới công tác quản lí trong các trường học; nâng cao hiệu quả triển khai lồng ghép quy chế dân chủ trong quản lí các hoạt động giáo dục; bảo đảm thuận lợi cho việc tham gia của người học, gia đình học sinh, học viên, sinh viên và xã hội trong các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

b)   Đẩy mạnh công tác quản lí, kiểm soát các thông tin, sách báo, n phẩm…; kiểm tra x lí sai phạm đối với thông tin đăng trên mạng xã hội liên quan đến hoạt động giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tăng cường chỉ đạo, quản lí công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.

c)    Các đơn vị, trường học tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các phong trào, hoạt động triển khai giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng để động viên, khen thưởng, đôn đốc, nh c nhở và x lí kịp thời các vi phạm.

IV.      KINH PHÍ

1.    Nguồn kinh phí

a)   Các đơn vị, trường học s dụng kinh phí được phân bổ hằng năm để triển khai thực hiện.

b)    Nguồn kinh phí hợp pháp của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học ngoài công lập.

c)   Các nguồn hợp pháp khác.

2.   Hằng năm, các đơn vị, trường học rà soát, thực hiện lồng ghép với các kế hoạch, chương trình công tác của đơn vị, trường học nhằm s dụng hiệu quả kinh phí, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính thiết thực đối với hoạt động chung của đơn vị.

V.    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.     Phòng Giáo dục Chính tr và Công tác học sinh, sinh viên

a)    L à cơ quan thường trực, tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này.

b)    Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, Sở

 ao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, tài liệu hướng dẫn về công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

c)    Chủ trì rà soát, đề xu t bổ sung, hoàn thiện tiêu chí đánh giá việc rèn luyện lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và thể hiện khát vọng cống hiến của học sinh, học viên, sinh viên và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, học viên, sinh viên.

d)      Tổng hợp, thống kê, báo cáo thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên là học sinh, học viên, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

đ) Định kì hằng năm tổng hợp tình hình báo cáo UBND thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham mưu tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

2.    Văn phòng Sở

a)     Chủ trì triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 3d, 7, 9a và các nội dung, mục tiêu, giải pháp có liên quan của Kế hoạch này.

b)      Phối hợp với các phòng có liên quan kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

c)     Phối hợp với Phòng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (GDCTHSSV) tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030; đề xu t khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xu t s c trong triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục  lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

3.   Phòng Tổ chức cán bộ

a)    Chủ trì triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 8d và các nội dung, mục tiêu, giải pháp có liên quan đến công tác cán bộ của Kế hoạch này.

b)    Phối hợp với Phòng GDCTHSSV kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

4.      Phòng Giáo dục thường xuyên - Giáo dục Chuyên nghiệp Đại học

a)      Chủ trì triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 2c và các nội dung, mục tiêu, giải pháp có liên quan của Kế hoạch này.

b)    Phối hợp với Phòng GDCTHSSV kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

5.   Các phòng: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học

a)   Chủ trì triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 1 và các nội dung, mục tiêu, giải pháp có liên quan của Kế hoạch này.

b)    Phối hợp với Phòng GDCTHSSV kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

6.   Thanh tra Sở

a)   Chủ trì triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 10a, 10b và các nội dung, mục tiêu, giải pháp có liên quan của Kế hoạch này.

b)     Phối hợp với Phòng GDCTHSSV kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

7.  Phòng Kế hoạch - Tài chính

Tại thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, căn cứ các định mức, chế độ chi tiêu hiện hành Phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp đề xu t Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố phân bổ kinh phí theo quy định của uật Ngân sách  Nhà nước và các văn bản hiện hành có  liên quan.

8.   Các đơn v , trường học

a)  Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, học viên, sinh viên phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, trường học.

b)   Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch tại đơn vị, trường học.

c)      Định kì hằng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết và đề xu t xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.

VI.   CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1.   Báo cáo năm: Trước ngày 25/11 hằng năm.

2.   Báo cáo sơ kết: Tháng 11/2025.

3.    Báo cáo tổng kết: Tháng 11/2030.

Các cơ quan, đơn vị, trường học báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hằng năm, báo cáo sơ kết, tổng kết về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng GDCTHSSV) để báo cáo UBND thành phố.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình "Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030" của ngành Giáo dục thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ quan, đơn vị, trường học triển khai thực hiện./.