Đại học Duy Tân – Đà Nẵng
Khát
vọng vươn tới đạt
tầm chuẩn đại học quốc tế
Hồ Sĩ Bình
Đạt tầm chuẩn quốc tế là một mục tiêu không
dễ gì làm được với thực trạng của các trường đại học Việt Nam nhưng đối với Đại
học duy Tân trên tinh thần và ý thức biết mình biết người vẫn quyết tâm hướng
đến. Đó không phỉa khẩu hiệu để PR ma trong 17 năm qua, nhà trường triển khai
chủ trương xây dựng một mô hình đại học đào tạo chất lượng cao bằng những hoạt
động tổ chức mô hình giáo dục theo hướng hiện đại, không ngừng đổi mới công tác
quản lý, công tác đào tạo..
Với định hướng “Đào
tạo gắn liền với ngiên cứu thực nghiệm lấy nhân văn làm nền tảng” làm triết lý
giáo dục, đại hoạ Duy Tân đã xác định rõ sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn, mô hình
đại hoc hiện đại trong quá trình huy động tối đa nội lực, hợp tác chặt chẽ với
các trường đại học trong và ngaoif nước, phấn đấu trở thành đại học đa cấp, đa
ngành, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực công
nghệ, kỹ thuật, kinh tế phục vụ cho sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế.
Để đào tạo nguồn nhân lực có hàm
lượng tri thức cao, đạt chuẩn quốc tế, nhà trường chú trọng đến các ngành Công
nghệ phần mềm, Quản trị kinh doanh; đạt chuẩn khu vực và quốc gia với các ngành
còn lại. Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 được xác lập bằng cách thoả mãn
nhu cầu học tập và nghiên cứu giảng dạy thông qua mô hình đại học điện
tử(e-learning); thông qua việc Anh ngữ hoá các chương trình giảng dạy và học
tập, sinh viên, giảng viên; ưu tiên phát triển cán bộ giảng viên trẻ với trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đạt yêu cầu, nghiên cứu khoa hoc tự chủ trong học
thuật; thông qua các hoạt động liên kết đào tạo với các tổ chức, các trường đại
học quốc tế đẻ xác lập các khung đào tạo đạt chất lượng quốc tế.
Nhằm biến tầm nhìn và chiến lược thành hiện
thực, trường đã liên kết với một số trường đại học uy tín của Hoa Kỳ dưới dạng
chuyển giao công nghệ bản quyền đào tạo chất lượng cao các chương trình Cử
nhân: Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật mạng máy tính và Hệ thống thông tin Với Đại
học Carnegia Mellon(CMU); Cử nhân Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngân hàng và Du
lịch với Đại học Penn State, Bang Pensylvania(PSU); Kỹ sư Xây dựng và Kiến trúc
sư với đại học Bang California(CSUF).
Xây dựng mối quan hệ với các trường
đại học khác của Hoa Kỳ như đại học Seattle, Seattle Pacific(Bang Washington),
San Jose(Califonia);Bắc Califonia….Thông qua việc hằng năm mời một số giảng
viên của các trường sang thỉnh giảng cho sinh viên đại học và học viên sau đại
học hoặc tập huấn về cách thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ
giảng viên cơ hữu của trường. Xây dựng thành công một đội ngũ quản lý, nghiên
cứu, giảng dạy và phục vụ trên 680 người có tuổi đời bình quân 36, có trình độ
đại hoc sau 80%.
Đặc biệt trường đã tạo dựng được một
số cơ sở vật chất khâ khang trang, hiện đại ngay tại trung tâm thành phố Đà
Nẵng đảm bảo cho công tác quản lý, nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy, học tập và
thực hành của 17.000 sinh viên và hơn 1000 học sinh Trung cấp chuyên nghiệp.
Mục tiêu đào tạo giáo dục của trường
cũng dựa trên nền tảng xây dựng cho sinh viên về những giá trị nhân văn, giá
trị văn hoá truyền thống để giúp họ hình thành nhân cách, phẩm chất của đội ngũ
trí thức tương lai, những con người có tri thức và đạo đức. Theo đó, xây dựng
văn hoá Duy Tân trở thành bản sắc trong đào tạo, nghiên cứu, học tập và làm
việc, phục vụ cộng đồng làm cốt lõi của văn hoá tổ chức, trong đó mọi thành
viên tự nguyện chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức,Đại học Duy Tân
luôn coi giá trị nhân văn là nền tảng phát triển xuyên suốt trong quá trình đào
tạo, học tập, nghiên cứu củ trường.
Đại học Duy Tân đã và sẽ không ngừng
vươn tới vì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao và có
tính nhân văn.Với quan điểm giáo dục chính là nền tảng cho sự phát triển toàn
diện, bền vững của từng cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội, thông qua sứ mạng
và mục tiêu giáo dục, với tinh thần giáo dục: “ Truyền thống văn hoá dân tộc
Việt Nam qua quá trình dựng nước và giữ nước đã được gạn đục khơi trong kết hợp
với khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá thế giới” nhằm cung cấp cho đát nước
nguồn nhân lực vững mạnh về kiến thức, có đạo đức trong nghề nghiệp để xây dựng
đất nước ta ngày càng phát triển, phục vụ cho công cuộc công nghệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Theo ông Lê Công Cơ- Chủ tịch Hội
đồng Quản trị ĐHDT. Mục tiêu vươn tới xây dựng một mô hình đại học hiện đại đạt
tầm quốc tế là một khát vọng của một số trường đại học Việt Nam, với đại học
Duy Tân, ý tưởng đó đã manh nha từ đầu, trong đề án thành lập trường, ông đã
nung nấu ý tưởng: Xây dựng ĐHDT theo 5 yêu cầu: Anh văn hoá, trẻ hoá, quốc tế
hoá, công nghệ hoá, chuyên nghiệp hoá. Và bây giờ thêm tiêu chí : Đào tạo chất
lượng cao. Để phấn đấu đạt được tầm quốc tế, Duy Tân còn phải luôn sáng tạo,
đổi mới trong tổ chức, xây dựng mô hình giáo dục, đặc biệt trong nghiên cứu
khoa học. Trường đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu phát triển, cố gắng đến năm
2014 Trung tâm sẽ thu hút được 50 tiến sĩ có năng lực, trình độ đạt chuẩn khu
vực Đông Nam Á, có những công trình nghiên cứu khoa học giá trị đủ sức trao
đổi, tranh luận với các giáo sư, các nhà khao học nước ngoài mới mong gia nhập
được sân chơi thế giới. Chế độ đãi ngộ cho giảng viên thỉnh giảng hay lương
hướng phụ cấp cho giảng viên cơ hữu của trường rất xứng đáng, đó không chỉ là
vật chất mà theo ông, là giá trị năng lực và sự đóng góp của họ.
Về phía sinh viên, nhà trường đã tạo
mọi điều kiện để học tập, nếu sinh viên không đáp ứng được yêu cầu, trường
cương quyết cho nghỉ học. Hằng năm, dù Đại học Duy Tân thuộc hệ thống dân lập
nhưng cũng đã cho từ 500 đến 1000 sinh viên thôi học.
Theo ông Edgar Sabagkit, Giám đốc
công ty nhân sự công ty Intercontinental đánh giá cao chất lượng đào tạo của
ĐHDT nên Intercontinental thì “Các sinh viên tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ, Du
lịch, Quản trị kinh doanh của ĐHDT sẽ là ứng viên ưu tiên nếu có nguyện vọng làm
việc tại công ty”…
Một doanh nghiệp của một khu Resort
cho biết : Hiện nay có nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa Du lịch, khoa Quản trị
kinh doanh của đại học Duy Tân đang làm việc tại công ty vì các em rất nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm, tiếp thu nhanh, trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu
nên doanh nghiệp không mất nhiều thời gian đào tạo lại.
KTS Đặng Xuân Nam, cựu sinh viên
khoa Kiến trúc của trường, người từng đoạt giải thưởng Loa Thành năm 2010, đã
tự hào nói về ngôi trường thân yêu của mình : Môi trường giáo dục của Duy Tân
rất tốt, tạo cho sinh viên nhiều cơ hội để nâng cao trình độ, nhất là sự tự
tin, tính độc lập trong tư duy, kích thích đam mê nghiên cức và sáng tạo. Tôi
đoạt giải Loa thành khi còn là sinh viên năm cuối của trường cũng nhờ vào môi
trường giáo dục ở đó…
Ngày 29/10/2011 tại Hội nghị tổng
kết khối các trường Đại học- Cao đẳng, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã chính thức
tặng Cờ Thi đua cho các đơn vị đạt các thành tích xuất sắc tiêu biểu trong năm
học 2010-2011. Đại học Duy Tân là đại diện duy nhất của các trường ngoài công
lập và các trường khu vực Nam Trung Bộ nhận thưởng lần này.
“ Cả nước có hơn 400 trường Đại học,
Cao đẳng nhưng chỉ có 22 trường được nhận cờ thi đua. Đại học Duy Tân hai năm
liền giành được phần thưởng danh giá
này. Đây là một thành tích đáng tự hào, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để
giữ vững ngọn cờ thi đua cũng như niềm tin của xã hội đối với trường”, TS. Lê
Nguyên Bảo- Phó Hiệu Trưởng nhà trường cho biết.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho dạy và học, trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích mặt bằng
40.000m2. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được trang bi hiện đại, với 1.100
máy vi tính kết nối mạng Internet; phòng học được trang bị máy chiếu đa phương
tiện, các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, thư viện…
Hệ thống đào tạo và bằng cấp của Đại
học Duy Tân khá đa dạng, mang lại nhiều chọn lựa cho sinh viên theo học. Đại
học Duy Tân đào tạo chính các bậc học: Trung học chuyên nghiệp (2 năm); Cao
đẳng(3 năm); Đại học(4-5 năm); Thạc sĩ(2 năm). Với 16 Khoa đào tạo khác nhau:
Khoa Xây dựng; Khoa Kiến trúc; Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Quản trị kinh
doanh; Khoa Kế toán; Khoa Du lịch; Khoa Ngoại ngữ; Khoa Khoa học tự nhiên; Khoa
Khoa học xã hội & nhân văn; Khoa Lý luận chính trị; Khoa Điện tử- Viễn
thông; Khoa đào tạo quốc tế; Khoa Môi trường; Khoa Y- Dược; Khoa đào tạo Sau
đại học; Khoa Cao đẳng nghề.
Từ năm 2009 đến nay, trường được
chính phủ cho phép đào tạo sau đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Khoa học
máy tính và Kế toán.
Hội đồng
giáo dục và đào tạo : Giảng viên cơ hữu của trường có tới 15% là tiến sĩ, 70%
là thạc sĩ . Một số giảng viên cơ hữu lấy học vị TS, Ths ở các đại học nước
ngoài.
Trong 17 năm
qua, nhà trường đã tuyển trên 50.000 sinh viên, chưa kể 10.000 học sinh trung
cấp chuyên nghiệp. Đã có 14 khoá tốt nghiệp với gần 25.000 kỹ sư và cử nhân ra
trường, hơn 85% sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
Nguồn: Tạp chí Đô thị & Phát triển, số
35-36